23 thg 5, 2015

Thảm họa gì trong tương lai?

Blade Runner
Các phim khoa học viễn tưởng có thể có những cảnh báo cho chúng ta – làm sao con đường của chúng ta đến một thế giới tương lai hoàn hảo lại tiềm tàng những hiểm họa. Quentin Cooper xem lại các bộ phim Hollywood để rút ra những bài học cho chúng ta.

Hòa bình trong văn hóa Việt-nam

Giáo sư  Nguyễn Đăng Trúc
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam
Nguyễn Đăng Trúc
 I-  Đạo an hòa
Lấy hình ảnh bên ngoài, cuộc sống của con người thường được gọi là đi. Trong chuyến đi nầy, con người có nhu cầu muốn biết con đường mình đi có phải là đúng đường hay không. Tiếng Trung hoa gọi là đạo. Và ngôn ngữ Việt-Nam vẫn giữ nguyên chữ nầy.
Kẻ nào bước đi trên đường thật thì được gọi là tuân giữ đạo. Người nào bạo tàn, khinh khi sự thật thì gọi là vô đạo. Chu toàn bản tính của mình, thực thi phẩm giá và bổn phận chính đáng của mình, người Việt chúng ta gọi là sống trọn đạo làm người.

Tuyệt đối hóa tương đối là độc đoán


Tuyệt đối hóa tương đối là độc đoán

Định Hướng
 
Có những dấu chân của con người hòa bình đã làm cho bước đường bạo lực phải khựng lại và bế tắc. 
Đúng thế, cách đây gần 30 năm, Karol Wojtyla đã thổi sinh lực câu nói ‘ đừng sợ !’ đến trên quê hương Ba Lan đang đương đầu với bạo lực, trong ngày về thăm lại quê hương; cử chỉ khiêm tốn đó của người thợ xây hòa bình Gioan Phaolô II đã làm bức tường hận thù sụp đổ.

Con Đường BAO DUNG trong Văn Hoá và Huyền Sử Việt Nam

Con Đường BAO DUNG
 
trong Văn Hoá và Huyền Sử Việt Nam
 
 
Nguyễn Văn Thành, Thụy Sĩ
 
 
 
Hè 2008
 
Nội Dung
 
 
1.      Con đường Bao Dung…
2.      Con đường Bao Dung bắt đầu từ…
3. Ý thức đến ba Nhân Vật
4. Hóa giải những Xúc Động
5. Bốn sinh hoạt chính yếu
6. Những mặc cảm
 

18 thg 5, 2015

Henry Kissinger: Hướng Tới Một Trật Tự Cho Châu Á: Đối Đầu Hay Đối Tác?

Henry Kissinger: Hướng Tới Một Trật Tự Cho Châu Á: Đối Đầu Hay Đối Tác?

Henry Kissinger (1923), Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (1969 – 1973), Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ (1973 – 1977), tác giả Hiệp định Paris (1973) và đoạt giải Nobel Hoà Bình (1973). Hiện nay ông là Chủ tịch của Công ty Tư vấn Quốc tế Kissinger Associates Inc. Tác phẩm mới nhất của ông là World Order: Reflections on the Character of Nations and the Course of History, Pengiun Press, 2014, 432 pp. Nguyên tác của bản dịch là CHAPTER 6 - Toward an Asian Order: Confrontation or Partnership?, World Order, 212- 233. (LND)

Khi những mặc cảm khống chế Nội Tâm Và làm băng hoại Cuộc Đời…

GSTS Nguyễn Văn Thành
 Lausanne Thụy Sĩ
Trong những câu chuyện trao đổi hằng ngày, quần chúng bình dân đơn sơ, mộc mạc càng ngày càng có xu thế sử dụng những lối nói chuyên môn xuất xứ từ Phân Tâm Học:

«Tôi là Charlie»: Một lỗi lầm đạo đức và chính trị

athena01

«Tôi là Charlie»: Một lỗi lầm đạo đức và chính trị
(« Je suis Charlie »: une faute éthique et politique)
Blog LaCroix
POSTÉ PAR THIBAUD COLLIN LE 14 JANVIER 2015

Không thể có hoà bình trên thế giới mà không giáo dục trẻ em.

Nhạc sĩ và là Đại sứ Thiện chí của UNICEF Angelique Kidjo đưa ra một phúc trình về giáo dục mới của UNICEF tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 ở Davos, Thụy Sĩ
Nhạc sĩ và là Đại sứ Thiện chí của UNICEF Angelique Kidjo đưa ra một phúc trình về giáo dục mới của UNICEF tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 ở Davos, Thụy Sĩ

UNICEF: Học sinh không học những kiến thức cơ bản

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF nói giáo dục toàn cầu đang lâm vào thế khủng hoảng. Trong một báo cáo mới, UNICEF cảnh báo hàng triệu trẻ em không học hỏi được kiến thức cơ bản. Báo cáo này được công bố ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sĩ. Thông tín viên Joe De Capua tường trình.

Những biến thái của gia đình qua dòng thời gian

  GM.Nguyễn Thái Hợp O.P
Những biến thái của gia đình qua dòng thời gian
 
Bài thuyết trình trong Đại Học Hè VNHN, năm 2002 tại Oslo, Na-Uy
Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn-Trường-Tộ
Tập san Định Hướng
Gia đình vẫn được nhìn nhận là chiếc nôi và môi trường giáo dục đầu tiên của con người . Trong ý nghĩa đó gia đình là tế bào nền tảng của tất cả mọi xã hội. Nếu thiếu vắng gia đình lành mạnh thì không thể có xã hội sung mãn được. 

17 thg 5, 2015

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam

Đức Thánh Cha ký tuyên ngôn chung chống nạn nô lệ mới - See more at: http://conglyvahoabinh.org/duc-thanh-cha-ky-tuyen-ngon-chung-chong-nan-no-le-moi/2014/12/#sthash.UjcFS6

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam



Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam
Đêm hôm ấy, đúng thật là một đêm Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ, sương lạnh như hằng đêm vào mùa đông đổ xuống hắt vào khung cửa gió, các tù nhân không thể nằm với sự lạnh buốt, từng đợt sương gió đánh tạc vào như từng cơn gió tuyết thổi vào người... với củ khoai mì nhai hoài đến sợi gân tim của nó cũng nhai nốt và cảm thấy ngọt ngào làm sao. Một tù nhân hình sự la toáng lên vì quá lạnh, quá rét, quá đói khiến y không thể chịu nổi. Có tiếng từ phòng bên cạnh động viên y hãy cố lên, vì ngoài trời dù lạnh vẫn còn nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời, chúng ta có quyền hy vọng... Nhưng tù nhân đang than vãn lại đáp một cách gọn lỏn: -Những đêm vui nhộn mà trời sáng như thế nầy không có lợi cho ăn trộm... Mọi người im lặng. Một người khác thêm vào “Không có lợi cho du kích nữa…”


Ngoài trời qua khung cửa gió nhiều sao lấp lánh thật tuyệt vời như đang tưng bừng mừng vui Chúa giáng trần mở ra Sự khởi đầu mới, song nơi đây các tù nhân đa số là tù đào thoát bị bắt lại, phần lớn họ đã mang bản án cao từ hai chục năm đến chung thân, nên tù nhân nào cũng hát vang mừng Chúa giáng sinh, xem đây như lần cuối cùng vì chắc chắn họ phải lãnh bản án cao nhất là tử hình khi ra toà.
Tiếng “Cao cung lên... khúc nhạc Thiên Thần xuống...”, cùng lời hô vang các câu khẩu hiệu đòi dân chủ, nhân quyền... Các bạn tù nầy, họ rất trẻ hầu hết chưa đến tuổi ba mươi, học vấn chỉ ở bậc trung học, những khái niệm về tự do, dân quyền đối với họ thật cao xa nhưng họ đấu tranh cho con người vì sự hạnh phúc, những dân oan, người nghèo như bố mẹ, anh em, bà con nơi quê xứ bất hạnh của họ. Họ đáng được hưởng những gì khi sinh ra làm người như ít ra có cuộc sống không bị quấy rầy tại địa phương, những nông dân chân chất nhưng luôn bị sách nhiễu.
Các tử tù bị bắn ngay sau phiên toà lưu động xét xử, họ là những người gốc miền Trung và nổi dậy cũng tại nơi đây. Trước cái chết các tù nhân trẻ nói giọng rặc địa phương nầy đều rất hiên ngang, thanh thản... Không ai kêu xin. Họ khí khái, dũng cảm. Không thấy ai hô hào học thuyết, tuyên xưng lãnh tụ nào cả. Và đội hành quyết, ngay cả tên trưởng trại, chánh án cũng xuất thân taị địa phương nầy. Họ từ miền Bắc tập kết trước đây, hay từ rừng chiến khu trở về.
Các bạn tù trẻ được giáo dục theo truyền thống yêu nước, thương nòi từ một đảng uy tín Đại Việt với lãnh tụ Trương Tử Anh. Qua các song thông gió bên trên cửa chính ra vào mỗi phòng, các tù nhân thường đứng lên dù chân đang bị cùm để vừa tập thể dục vừa quan sát ra bên ngoài. Nhà kỷ luật của trại giam nầy không giống các trại tập trung khác, chung quanh thay vì bằng tường kín, nó gồm toàn các hàng rào kẽm gai bủa kín trong ngoài, giữa các lớp hàng rào đều có một đường mòn nhỏ chừng nửa mét thả gai xương rồng mọc phủ bên trong và hằng ngày các tù được bố trí công tác nhẹ, họ chui vào đó để dọn vệ sinh, làm cỏ, quét dọn... Nhà giam kiểu nầy giống như chuồng nhốt thú dữ, ngay cả bên trên cũng bao lưới kẽm gai chèn chịt và căn chòi nhỏ với bàn cùm chỉ là chỗ cho thú dữ ẩn thân.
Chuyện đánh đập xảy ra thường xuyên, các tù nhân hoặc nằm ngồi co ro bất động, hai khuỷ tay ôm sát vào người hầu tránh những cú đá ngang hông, nhiều khi cả bản súng đập nát trên lưng là chuyện bình thường. Và mỗi lần bị trận đòn như thế phải gần đến ba ngày sau, các tù nhân mới may ra nhai khoai mì thấy ngọt trở lại, trước đó liền mấy ngày đều là vị đắng của lưỡi, còn các cơ trong cơ thể như đều muốn co rút lại hết đàn hồi, không còn cử động được nữa, xương hàm như hết khả năng vận động.
Hình ảnh chiếc cổng trại giam trong bóng khuất của sáng chiều, lao động khổ sai cật lực suốt ngày đến đêm trong giấc ngủ chập chờn đầy ám ảnh kinh dị, nhất là từ những cơn đói rung dây thần kinh não, nó giựt giựt trong đầu, rồi một ngày nào đó cánh cổng kia cũng biến mất đến lụi tàn như nó đã từng bị nước cuốn trôi và xây lại, những tù nhân đang di chuyển về những trại xa hơn, địa thế hiểm trở khắc nghiệt hơn, đối đầu với cái chết cận kề hơn, nhưng chiếc cổng trại vẫn in hình những người Anh hùng như Lý Tống về sự khôn ngoan và thông minh khi trốn trại, Lm Nguyễn Huy Chương -  người đầu tiên lập hội Cựu tù nhân ngay trong tù, nhà báo Vũ Ánh ra báo ngay trong nhà giam với khổ báo bằng hai lóng tay, Hòa thượng Thích Thiện Minh đứng lên giữa Hội trường trong một cuộc hội thảo và kêu gọi bỏ ngay điều 4 Hiến Pháp, tù nhân trẻ Trần Minh Tuấn lãnh đạo nhóm bạn trẻ liên tục đấu tranh cải thiện chế độ lao tù, nụ cười lạc quan và hiên ngang của Lm Nguyễn Văn Vàng sau ba năm kiên giam và chết rũ trong biệt giam, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế chỉ thẳng vào mặt một Trung tướng Công an khi vào thăm trại giam “Hãy cút đi, thuế của dân các anh dùng làm gì khi chế độ giam giữ như thế này?”, Lm Nguyễn Công Đoan, SJ, bác ái hết lòng và vô cùng can đảm với Lm Lê Thanh Quế, Dòng Tên, kêu gọi mang mười bốn ủy viên Bộ chính trị ra xét xử về tội chống nhân loại và cao cả với các bạn tù bất khuất Phú Yên như linh hồn sẽ còn mãi đâu đây.   



         Tất cả không chỉ là sự bất khuất thông minh can đảm của một con người trong sự mưu sinh thoát hiểm vốn đồng loại đều có, nhưng thực hiện được ước mơ trong hoàn cảnh này cho một Nước Việt Mới Tự Do, Dân Chủ, nhân quyền được tôn trọng, quả là xưa nay hiếm!
Các trại giam thường nằm bên một dòng sông và theo triết gia Hy Lạp Heraclitos: “Không có gì im lặng như dòng sông nhưng cũng không có gì biến đổi như một dòng sông”. Với khu tử hình hay biệt giam cũng vậy, đêm nào cũng là đêm Giáng Sinh và Phục Sinh thật sinh động vì ai cũng có niềm hy vọng mạnh mẽ mới có thể vượt qua cái chết.
Nguyễn Quang
* Trích đoạn từ tác phẩm Biển Đỏ Việt Nam.

Đêm Giáng Sinh Trong Biệt Giam
Đêm hôm ấy, đúng thật là một đêm Giáng Sinh nơi hang lừa máng cỏ, sương lạnh như hằng đêm vào mùa đông đổ xuống hắt vào khung cửa gió, các tù nhân không thể nằm với sự lạnh buốt, từng đợt sương gió đánh tạc vào như từng cơn gió tuyết thổi vào người... với củ khoai mì nhai hoài đến sợi gân tim của nó cũng nhai nốt và cảm thấy ngọt ngào làm sao. 

Từ Những Bài Học Đắt Giá Của Lịch Sử Cận Đại...

Từ Những Bài Học Đắt Giá Của Lịch Sử Cận Đại Đến Những Triển Vọng Của Tương Lai

LS Lê Trọng Quát

Tháng 8 năm 1945, đệ nhị Thế chiến hoàn toàn chấm dứt từ Âu sang Á. Cuộc chiến ác liệt kéo dài năm năm cùng với những hành động có tính cách diệt chủng đã để lại không kể xiết điêu tàn tang tóc. 

ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình 1-1-2015

EMMANUEL
ĐTC Phanxicô - Sứ Điệp cho Ngày Hòa Bình 1-1-2015
Một số căn nguyên sâu xa của vấn đề nô lệ
4- Ngày nay, cũng như trong quá khứ, vấn đề nô lệ đều được bắt nguồn từ một ý nệm về con người là thành phần có thể được đối xử như là một thứ đồ vật. Bất cứ ở đâu tội lỗi làm băng hoại lòng người và tách chúng ta khỏi Đấng Hóa Công cũng như khỏi tha nhân của chúng ta, thì tha nhân không còn được coi là những hữu thể có phẩm giá bình đẳng, như là những người anh chị em có cùng một nhân tính mà là như các đồ vật. Dù là bị áp bức hay lừa đảo, hay bị cưỡng ép về thể lý hoặc tâm lý, con người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và tương tự như Thiên Chúa bị cướp mất quyền tự do của họ, bị bán đi và biến thành một sản vật của người khác. Họ bị đối xử như là một thứ phương tiện để đạt mục đích.

Văn hóa và đạo làm người



Văn hóa và đạo làm người

GS Nguyễn Đăng Trúc

I. Văn hóa và ý nghĩa nhân tính

Chúng ta chứng kiến vô số định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều tiền kiến một nhận thức nào đó về nhân tính. Phát huy ý nghĩa nhân tính mà chúng ta tiền kiến như là một chân lý hiển nhiên, chúng ta gọi đó là sinh hoạt văn hóa trong nếp sinh hoạt ngày ngày của chúng ta.


4 thg 12, 2014

.Hòa bình trong văn hóa Việt-nam

 
Hòa bình trong văn hóa Việt-nam
 
Nguyễn Đăng Trúc

 I-  Đạo an hòa
Lấy hình ảnh bên ngoài, cuộc sống của con người thường được gọi là đi. Trong chuyến đi nầy, con người có nhu cầu muốn biết con đường mình đi có phải là đúng đường hay không. Tiếng Trung hoa gọi là đạo. Và ngôn ngữ Việt-Nam vẫn giữ nguyên chữ nầy.
Kẻ nào bước đi trên đường thật thì được gọi là tuân giữ đạo. Người nào bạo tàn, khinh khi sự thật thì gọi là vô đạo. Chu toàn bản tính của mình, thực thi phẩm giá và bổn phận chính đáng của mình, người Việt chúng ta gọi là sống trọn đạo làm người.
Vì mình ở đúng vào sự thật của thân phận mình, đi đúng con đường của mình, nên không cư ngụ nơi chỗ sai trật, tạo hỗn loạn; người Việt chúng ta dùng chữ “yên” (lấy từ tiếng Tàu ‘an’, là ở vào đúng vị trí) để diễn tả hòa bình. “Yên” không phải ở một chỗ, nhưng hành động mà không trái với bản tính mình, không làm sai phẩm giá mình, không tạo rối loạn và thương tổn đến kẻ khác. Nên chữ yên còn nối kết thêm chữ “lành”. Lành” là tốt, là thiện, nhưng chỉ tốt khi ở trong sự thật, tức là “yên”.
Không biết những tiếng Trung hoa chỉ về hòa bình đã thấm nhập vào ngôn ngữ Việt Nam từ thời kỳ nào cho chính xác, nhưng ít nhất cho đến thời đại chúng ta, mỗi người đều thấy những cách nói về hòa bình qua chữ “thuận hòa” đã là một gia sản của chính mình, trở thành những đại mẫu mực hướng dẫn suy tư và hành động của chúng ta.  Nếu yên lành như nói lên tình trạng, phẩm chất của một cá nhân, một bản tính, thì “thuận hòa” lại gợi lên những tương quan. Ngày nay người ta nói rõ thêm “thuận với Trời, hòa với người”, nhưng từ nơi hai chữ thuận - hòa không mà thôi, ta ý thức được ngay về sự hiện hữu của kẻ khác. Kẻ trước mặt buộc mình phải nhìn nhận và tôn trọng. Thuận-hòa không phải đường ai  nấy đi, nhưng cùng đi trong sự tôn trọng kẻ khác để một người một nét tạo thành sự nhịp nhàng. Lấy thí dụ của bản nhạc: một âm thanh không làm nên bản nhạc, nhưng ở trong cương vị của một nốt nhạc nằm đúng vị trí của mình, và phải phối hợp với các nốt khác trong toàn bản nhạc. Tương quan đó là hòa. Nên Nho học cũng lấy hình ảnh âm nhạc để nói đến sự hoàn thành đạo làm người: Thành ư nhạc.
II-  Hòa bình trong Văn hiến 
Ta cũng không biết một cách thật chính xác là từ thời đại nào trong lịch sử dân tộc mình những hình ảnh, tập tục gợi lên những cương thường[1] hướng dẫn cuộc sống, thường gọi là Văn Hiến, đã phát sinh.  Nhưng hầu như phải là xa xưa lắm.
Dân gian thường nêu lên con số 4000 năm Văn Hiến. Đây phải chăng là một con số có giá trị biểu tượng của văn hóa như số 40 trong những năm tháng trong sa mạc của dân Do-thái, 40 ngày trong sa mạc của Chúa Kitô... để nói đến thời gian con người tại trần thế!
Không những xa xưa về mặt thời gian, nhưng những câu truyện nầy còn được tiếp nhận qua các thế hệ người Việt như phát xuất từ tận đáy lòng mình, nằm trong Đại-Ký-Ức của dân tộc mình.
Câu chuyện bánh dày, bánh chưng...là  hình ảnh của vương đạo, tức là đạo cao cả làm người. Hòa bình theo đạo làm người ở đây là người nối kết với Trời (bánh dày tròn) và với Đất (bánh chưng vuông chỉ thời gian, đất). “Trời” là gì, không ai chỉ được, nhưng cảm nhận ngay là một cái gì Khác, có đó mà ta không thấy, bao trùm tất cả nhưng không phải là bất cứ cái gì trong tất cả mọi sự mà con người suy thấu được. Một cái gì mông lung, vô tận, tay không với được, nhưng cho con người ánh sáng và nước uống. “Đất” tuy cũng bao la so với bước chân đi của con người, nhưng vẫn là cảnh giới hữu hạn trong tầm tay với của con người. Con người cảm nghiệm Đất nơi thời gian qua đi với sự sống và sự chết, với không gian mà ta có thể định phương hướng. Tổ tiên người Việt Nam tượng trưng cho “Đất” là vuông[2], là 4 góc, là nơi con người sinh ra và cũng là chốn chôn lấy con người khi nó chết.
Đường đi cao cả của con người là sự nối kết Đất - Trời, là thân phận vừa hữu hạn và vừa vươn đến vô tận. Con đường đó dẫn lối cho Lang Liệu lên ngôi vua thể hiện vương đạo.
Và câu truyện sẽ làm giềng mối đó được tôn vinh trong tập tục dân Việt Nam, khi con cháu lấy bánh dày, bánh chưng là dấu chứng của ngày vui đầu năm mới. Con đường vương đạo cao cả như ngọn đuốc soi cho một thế giới mới, mở ra một thời gian mới, tân tạo lại cuộc sống. Tổ tiên ta không nói đến “Salom” để chúc nhau « hòa bình » khi gặp gỡ, nhưng để lại bài học bánh dày, bánh chưng nhắc nhở đạo Hòa bình, Yên lành.
Câu truyện thứ hai là nguồn gốc sinh ra ý nghĩa hòa bình.
Khi truy nguyên thật kỹ lưỡng các câu truyện huyền thoại Việt Nam, điều làm ta ngạc nhiên là dường như không có những sự tích về nguồn gốc con người xét về phương diện nguyên nhân và hậu quả trong cuộc sống vật chất, thể lý theo khuôn khổ thế giới tự nhiên. Nhưng ta cũng sẽ hết sức ngạc nhiên không kém khi câu chuyện về tổ tiên dòng tộc người Việt lại là một bài học về yêu thương, về đạo làm người.
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ và sinh hạ được một bọc:
Hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, nàng đem về nuôi nấng, không phải cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.[3]
Những con số như 7 ngày (thất hóa), những chi tiết như ‘không phải cho bú, cho ăn’, có thể giúp ta hiểu đây là câu truyện muốn chỉ đến một nội dung khác hơn là ưu tư giải thích về nguồn gốc đời sống tự nhiên. Đây là bài học của đạo làm người, một con nguời « linh ư vạn vật ».
Con số trăm nói đến nhiều và khác biệt. Nhưng mỗi người đều từ một cái trứng như nhau, và cũng đã nằm trong một cái bọc chung sinh ra từ Một cha và Một mẹ. Bài học hòa bình trong thuận hòa đó đã đi sâu vào ngôn ngữ Việt Nam khi gọi nhau là “đồng bào” (cũng từ một bụng của Mẹ mà sinh ra), khi cảm nghiệm rằng mỗi người đều là anh em do nơi Nguồn duy nhất nầy.
Nói đến hòa bình là nói đến phúc đức, và chúng ta sẽ không thể quên đi tập tục phổ biến về việc hái lộc đầu xuân. Lộc là lá non, là sự sống nguyên sơ của thiên nhiên, của Đất-Trời. Lộc được hái ngày đầu năm, tại một nơi xa trần thế như cảnh chùa, trên núi…. Hình ảnh không gian và thời gian đó hàm ngụ lời cầu xin ân phúc, kêu gọi sự hiện diện của Thần –thánh,  của Siêu Việt,  đến trong ngày tháng sinh hoạt của con người. Và điều ân phúc con người cầu xin trước hết là sự Yên lành.
III-  Hòa bình trong các nấc thang giá trị của đạo làm người
 Trong sự nhất quán của sức sống văn hóa nầy, các giá trị trong xã hội được sắp đặt ưu tiên trên dưới như để gợi lên ý nghĩa sâu kín về các bậc thang giá trị nơi mỗi cuộc sống con người.
 Với bốn sinh hoạt xã hội: Sĩ, Nông, Công, Thương, nếu nhìn từ quan điểm méo mó (thuần khoa học xã hội mà thôi), thì chúng ta dễ cho rằng rằng đây là một trật tự phong kiến, thiếu ý thức bình đẳng. Nhưng nói đến tâm tư, nói đến hồn sống của một dân tộc là nói đến một loại ngôn ngữ khác, ngôn ngữ của thi ca, tư tưởng và văn hóa.
Không ai có thể nghĩ người Việt khờ khạo đến độ tin rằng một bà gọi là Âu Cơ thực sự đẻ ra cái bọc trăm trứng... Nhưng câu chuyện quái dị đó là hình ảnh thi ca gợi lên tình huynh đệ, đồng bào. Nội dung và trật tự các chữ sĩ, nông, công, thương hẳn nhiên đã chứng kiến sự chuyển đổi từ nội dung thi ca, văn hóa thành một lối đánh giá thuần xã hội. Nhưng cho dẫu có sự sa sẩy ý nghĩa như thế, câu hỏi vẫn đặt ra là tại sao xã hội truyền thống lại quí trọng cách sắp xếp nầy? Khi dân kính trọng một vị tu trì, một thiền sư, một linh mục... hẳn không chỉ vì người đó là con người như bao người khác, nhưng có phần hơn. Phần hơn đó là sự kính trọng một giá trị nào đó ẩn kín mà con người thiền hay linh mục cưu mang: đó là giá trị thần thánh. Sĩ, nông, công, thương cũng thế. Những tình trạng xã hội nầy cưu mang những giá trị chung của cuộc sống sinh hoạt của mỗi một người và của xã hội.
được xem không những là kẻ học biết được đạo lý thánh hiền, đạo lý cao siêu mà người thường không có duyên may biết đến; nhưng sĩ còn được hiểu là người can cường thực thi đạo lý đó. Nên trong sinh hoạt thôn làng, kẻ sĩ không phải chỉ là kẻ có học hành, tài giỏi về hiểu biết sự vật, nhưng còn là kẻ đạo đức và truyền bá thực thi đạo đức. Kẻ sĩ không phải là ông quan, cũng không phải nhà phú hộ, nhưng là sức mạnh của đạo lý. Và trong việc tôn vinh đạo lý, kẻ sĩ là tiêu biểu cho giá trị làm người trong đạo lý, giá trị đáng phải được trọng hơn cả.
Nông là hình ảnh của kẻ tiếp cận thiên nhiên, tuân theo thời tiết, đem lại cơm ăn cho cuộc sống thể xác con người. Họ được tôn vinh bực nhì vì nơi họ giá trị của sự thuần phác, tự nhiên, không giả tạo.
Công xếp vào hạng ba, không phải vì coi rẻ lao động, khinh thường mồ hôi nước mắt của con người, và việc làm bằng tay chân. Người làm việc thợ thuyền có thể sạch tay hơn nghề nông, giàu có và thảnh thơi hơn người cày bừa. Nhưng công việc của họ làm gợi lên một ý nghĩa khác (như ta thấy hình ảnh bàn tay tạo nghiệp nơi các nền văn hóa khác): dùng lý trí, tài năng mà làm ra, không thể cao hơn điều Trời Đất ban cho mình. (xem Nguyễn Du, truyện Kiều về chữ Tài). Chữ Công cưu mang một giá trị đạo đức gắn liền với quan điểm về bản tính con người. Tài trí con người không thể cao hơn đạo đức của Tâm bên trong.
Thương, chữ nầy cưu mang một sinh hoạt hoàn toàn giả tạo. Không phải chỉ vì giới nầy gợi lên tính cách tiêu cực của việc ham mê tiền của vật chất nơi mỗi người; nhưng đây là hình ảnh của nỗi bận bịu cân đo đong đếm trong sinh hoạt con người quên đi bóng dáng của Thần thánh cũng như của con người. Tương quan không còn là tương quan Trời với người (), Đất với người (nông), người với Đất–Trời (công, vị thế đổi ngược), nhưng tương giao nhân loại nay trở thành đổi chác đồ vật với nhau (thương). Sinh hoạt nầy diễn tả được tình trạng con người rơi vào cảnh vực vắng bóng Trời, Đất, người.[4]
Nói cáck khác, “thương” hàm ngụ sự cách xa nguồn nguyên thủy nơi con người trong tương giao với Trời Đất và với người đồng loại. “Thương” cưu mang thế giới xa Đạo, thế giới của hỗn loạn, trộm cướp.
Trật tự của “an lành” nơi con người, qua hình ảnh xã hội, được truyền thống văn hóa Việt Nam gợi lên: “Sĩ, Nông, Công, Thương” là sự ưu tiên chọn lựa các giá trị trong cuộc sống con người tại thế. Nói cách khác, khi có những đảo lộn, những nghiệt ngã của cuộc sống, có thể hy sinh tất cả, nhưng không thể mất kẻ sĩ, vì “sĩ ” là tiêu biểu cho con người bước đi trong chân lý, Đạo làm người, thuận và hòa.
IV-   Hòa bình là con người được tự do
Lịch sử dân tộc Việt Nam được kết dệt bằng những cuộc chiến đấu anh hùng vì tự do cho đồng bào. Khi con dân bị nô thuộc ngoại bang, những vị nam, nữ anh hùng hào kiệt đứng lên khởi nghĩa; khi vua Chúa bạo hành vi phạm nhân phẩm của con dân, người hiền đứng lên tố giác hay lật đổ cơ cấu cai trị đầy tội ác.
Những kẻ sĩ người hiền “bạo hành”, “chủ chiến” đó lại được tôn vinh là những kẻ kiến tạo “an lành” cho con người.
Rõ rệt hòa bình không phải là chỉ vắng bóng chiến tranh, không phải là ổn định trong sự nô thuộc cường quyền và tội ác. Truyền thống văn hóa dân tộc đã sống con đường hòa bình, luôn mãi kiến tạo hòa bình bằng cách đẩy lui tội ác và cơ cấu tội ác để xã hội đi đúng đường thật, tôn trọng nhân phẩm và tự do.

[1] Xem phần dẫn nhập cuốn Lĩnh Nam Chích Quái (hiệu đính) của Vũ Quỳnh
[2] Đất : địa phương (phương là vuông, 4 góc).  Xem thêm chú thích 25 về ý nghĩa tương trưng nơi số 4
[3] Lĩnh Nam Chích Quái, bản hiệu đính của Vũ Quỳnh, bản dịch của Lê hữu Mục, Huế 1960 trang 44.
[4] Ta cũng thấy thái độ khác lạ của Chúa Kitô đối với những thương gia trong đền thờ (xem Mt 21,12-13). Không phải vì nghề đó xấu, không phải có sự phân chia giai cấp, giới nầy với các nghề nghiệp khác... Nhưng như Chúa Kitô nói, và nói cho mỗi người:
“Nhà Ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện; và các ngươi đã làm cho nó trở thành nơi tụ tập của phường trộm cắp!” (Mt 21,13).
Để rõ hơn, Matthieu sau đó lại nêu lên lời Thánh vịnh: “Nơi miệng của những trẻ thơ và mới sinh, Người đã nói lên một lời ca tụng” (Tv 8,3)